Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn.
Nguyễn hữu Hoạt

Ở tuổi “Lý Thường Kiệt cưỡi ngưạ Song Vỹ Hồng cầm quân đánh Chiêm Thành” tôi được may mắn đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều món ăn khác lạ. Thói thường tôi đi tìm những món ăn địa phương để biết thêm về văn hoá ẩm thực của những nơi mình đến. Dĩ nhiên có nhiều món ngon, lạ.

Nhưng cũng có những món không hợp với khẩu vị hoặc cách pha chế nấu nướng, trong đó kể cả những món ăn từ Âu châu, Đông Âu, Na Uy, Nga v.v.. Và Á châu như Nhật,Thái Lan, Ấn Độ, Mã Lai và khi sang Tàu đến từng địa phương như: Quảng Đông, Quảng Tây, Thượng Hải, Bắc Kinh, Lan Châu, Hàn Châu v.v..Tất cả gần như chỉ một lần ghé bến rồi thôi, nhưng khi rời bến không để lại sự thèm khát hay dư âm nào. Ngay cả những danh lam thắng cảnh hay những lâu đài đồ sộ cùng những toà nhà chọc trời, kiến trúc tân kỳ hay cổ kính, tôi vẫn dững dưng và chỉ một lần đi qua như không còn rớt lại. Riêng đối với Việt Nam, tôi vẫn còn nhớ như in, cách đây hơn 20 năm lần đầu tiên ra Hà Nội, đi thăm chùa Một Cột, Hồ Tây, Văn Miếu Quốc Tử Giám và Thành Hà Nội, nơi Tổng Đốc Hoàng Diệu tử chiến với quân Pháp do H. Rivière chỉ huy, sau đó thành thất thủ Hoàng Diệu đi vào hành cung cắn đầu ngón tay lấy máu thảo di biểu tạ tội với nhà vua. Trong bức thư di biểu Người viết:” Thành mất không sao cứu được, thật hổ thẹn với nhân sĩ Bắc Hà lúc sinh tiền. Thân chết có quản chi, nguyện theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng…” sau đó đi thẳng đến cửa Võ Miếu, cởi chiếc khăn đang bịt trên đầu, treo mình lên cành cây trước miếu mà tuẫn tiết đúng vào giờ Ngọ. Khi ấy, ông mới 54 tuổi . Khác với cái nhìn bàng quan xứ người, tôi đã trân trọng và hãnh diện, nhớ mãi trong lòng về những gì tôi đến Hà Nội. Bởi vì, tôi biết, cho dù những di tích và thắng cảnh trên, không bằng những nơi khác, nhưng đó là của tổ tiên chúng ta gầy dựng để lại cho hậu thế, nên tôi yêu quá và tự hào.



Chính thế, cho dù đã hơn 4 thập niên lưu lạc quê người tôi vẫn nhớ những con đường, dòng sông, cây đa, bến đò trong những ngày lớn lên cắp sách đến trường. Đặc biệt món ăn của mẹ nuôi tôi khôn lớn. Đó là món cá chuồn. Hầu hết những người Quảng Nam chúng tôi lớn lên đều “thưởng thức” món đặc sản cá chuồn. Phần tôi là đứa bé mồ côi cha lúc lên 6 tháng tuổi, cha tôi bị thực dân Pháp giết. Mẹ tôi côi cút buôn tảo bán tần nuôi 5 anh em chúng tôi lớn khôn trong hoàn cảnh thiếu thốn. Dĩ nhiên món cá chuồn đã đóng vai trò chủ lực trong bửa ăn của gia đình tôi.



Quê tôi cứ vào trung tuần tháng 3 âm lịch (giữa tháng 4 dương lịch) khi mùa hè gõ cửa, nắng lên cao, phượng nở rộ trên sân trường và thời tiết bắt đầu nóng bức, lúc ấy chính là ‘cao điểm” của mùa cá chuồn. Đặc biệt cá chuồn biết bay, sinh sống ở vùng biển miền Trung xứ Quảng, được các bà mẹ Quảng Nam chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Riêng mẹ tôi khi mua cá chuồn tươi mang về bà thường chế biến những món ăn dân dã, như: cá chuồn nướng, chiên, kho với mít non hoặc thính v.v..



Cá chuồn tươi mua về rửa sạch, cắt đuôi móc mang, đánh vảy. Mổ bụng bỏ ruột, ngâm nước muối cho hết mùi tanh. Vớt cá ra rửa lại một lần nữa, để cho con cá khô nước. Sau đó ướp với ớt, muối, tiêu, tỏi, hành hay là nén. Bẻ gập con cá nhét những gia vị trên vào trong và dùng hành lá cột chặt lại rồi mới nướng bằng lửa than. Đây lá món cá chuồn nướng mẹ tôi thường gói với lá chuối cho tôi mang theo ở lại trường ăn vào buổi trưa, vì nhà tôi đến trường mất 5 cây số nhưng phải đi bộ. Cùng với giai đoạn rửa sạch và ướp cá như trên, đôi khi mẹ tôi đem chiên với dầu phụng.



Ngoài món cá chuồn nướng hay chiên, ở quê tôi còn có cá chuồn kho với mít non hay cá chuồn thính. Đặc biệt cá chuồn kho mít, sau khi rửa sạch ướp nước mắm, muối, ớt, tiêu, hành, mẹ tôi thường dùng loại mít non xắt từng miếng mỏng lớn cở ngón chân cái đem kho chung với cá chuồn, khi kho để lửa liu riu cho đến khi nước gần cạn cá mới thấm. Riêng món cá chuồn thính với bắp thường hay để dành vào mùa mưa, lụt. Trước khi ăn mẹ tôi đem cá hấp cơm sau đó ăn chung với rau sống, hoặc đôi khi ăn với dớ mít xắt mỏng. Thỉnh thoảng gặp cá chuồn cồ tươi lớn bằng cổ tay, Mẹ thường nấu canh với thơm cộng thêm hành lá, hoặc kho chung với đột của trái thơm. Gặp lúc trúng mùa cá rẻ mẹ mua về phơi khô để dành chờ khi trở trời.



Ngày nay cho dù xa quê, đôi khi được may mắn thưởng thức các món ăn khác nhau trên nhiều quốc gia. Nhưng khi hồi tưởng lại âm thanh của tiếng kêu chim tu hú, báo hiệu cho mùa cá chuồn đã gọi hồn tôi về lại quê hương qua món ăn của mẹ theo tôi suốt cả cuộc đời, cho dù mình hiện hữu ở không gian nào, hoàn cảnh nào dù sang hay hèn, giàu hay nghèo hình ảnh con cá chuồn nướng, cá chuồn chiên dòn hay cá chuồn kho với mít non vẫn quanh quẩn bên tôi từng centimeters. Nhất là vào mùa đông khi trời mưa bảo món cá chuồn thính đã kéo tôi về lại rất gần với xóm làng, thôn dã, quê hương. Nhớ lại bữa cơm gia đình rất đơn giản, nhưng có mặt đông đủ các anh và chị cùng với mẹ, tôi cảm thấy ký ức ùa về như từng cơn bão tố với bao nhớ nhung ngập đầy của ngày ấu thơ, anh chị và mẹ đã đùm bọc nuôi tôi ăn học cho dù phải đối diện với cảnh hàn vi của đứa bé mất cha, nhìn thấy hình ảnh mẹ buôn tảo bán tần và anh chị vất vả với miếng cơm manh áo, lòng oán hận nhân đôi mỗi khi nghĩ đến cha, anh, bác, ông nội và ngoại bị sát hại.



Cùng hoàn cảnh ấy tôi thấm thía bởi những câu thơ của Phùng Quán:



…Tôi mồ côi cha năm hai tuổi

Mẹ tôi thương con không lấy chồng

Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải

Nuôi tôi đến ngày lớn khôn…



Khác với Phùng Quán mồ côi lúc lên 2, còn tôi cha bị giết lúc tôi 6 tháng tuổi. Và mẹ mặc dầu còn trẻ nhưng cũng không tái giá ở vậy nuôi con, cho dù mẹ tôi không nuôi tằm dệt vải nhưng cũng đã vật lộn với hoàn cảnh khó khăn, nhà tôi 3 lần 7 lượt bị thực dân đốt trụi.


Giờ đây, ôn lại ngày tháng cũ, mơ ước một ngày đoàn tụ như xưa, bên dĩa cá chuồn với bao tiếc nuối. Nhưng tất cả chỉ là ảo tưởng thôi! Vì thời gian không có sự đợi chờ, mẹ cùng hai anh không còn nữa. Ngôi nhà nơi chôn nhau cắt rún của anh em chúng tôi nay đã quạnh hiu. Hàng tre, cây khế, vườn chuối sau nhà cũng đã tàn theo năm tháng. Riêng tôi, ở tận nửa quả địa cầu, nhưng lòng vẫn vấn vương về ký ức năm xưa, Xứ Quảng. Con cá chuồn là một trong nhiều biểu tượng văn hoá ẩm thực in sâu trong lòng, réo gọi về với quê hương. Nơi đây và nơi ấy tôi sinh ra, lớn lên trong chiến tranh nhìn thấy quê hương đổ vở, phân chia, đối diện với bao nhiễu nhương khi đất nước bị thế lực ngoại bang xâm chiếm. Thuở ấu thơ mồ côi cha, rồi thời niên thiếu quá mênh mông tìm kiếm một định nghĩa trong mệnh đề đâu là lý tưởng và gốc rễ của ngữ từ ý thức hệ, quả thật quá khó chẳng khác nào xuống biển tìm kim hay lên rừng tìm ngãi. Chính vì những mênh mông ấy nên ở tuổi thanh, thiếu niên của chúng tôi đã bị dày vò như kẻ lạc đường đứng trước ngã 3.



Ấy là nỗi bất hạnh thế hệ của chúng tôi bị chông chênh về nhận thức, gập ghềnh bởi những suy tư giữa bản chất và hiện tượng. Thế nhưng cho dù chiến tranh hay hoà bình tôi vẫn trân trọng và tâm niệm rằng quê hương tôi, đất nước tôi luôn vẫn mãi mãi màu xanh. Và cho dù ở hoàn cảnh nào? Không gian nào, và bất cứ lúc nào… tôi vẫn thèm được gọi tiếng: Mẹ ơi cho con dĩa cá chuồn!
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
    Xã Hội Biến Thoái Khi Đạo Đức Suy Đồi (24-01-2020)
    Cơ hội và thách thức trong vai trò Chủ tịch ASEAN  (29-12-2019)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của Trung Cộng tại Biển Đông (28-11-2019)
    Cho dù hy sinh tất cả cũng không thể mất Bãi Tư Chính (08-09-2019)
    Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh (02-08-2019)
    Triển khai nhân tố để tồn tại (07-07-2019)
    Chuyển động quân sự của Hoa Kỳ tại Trung Đông (11-06-2019)
    Những trở lực trong kế hoạch huỷ bỏ Joint Comprehence Plan of Action (09-05-2019)
    Bàn tay mới, trong kỷ nguyên mới (04-04-2019)
    Tiêu Cực Lẫn Tích Cực Trong Thượng Đỉnh Hà Nội. (13-03-2019)
    Thượng Đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Hàn (22-02-2019)
    Syria: đàng sau mộng và thật (19-02-2019)
    Vai trò của Mỹ tại Trung Đông trước thách thức Saudi (12-11-2018)
    Trung Đông Trong Cơn Bảo Lửa (13-10-2018)
    Lời chia tay sau cùng với Nghị Sĩ McCain. (05-09-2018)
    Cùng một điểm trên đường thẳng của Nixon và Trump (09-08-2018)
    Cambodia’s 2018 Economy Shows Signs of Firmer Growth (21-07-2018)
    Thượng đỉnh Singapore (12-07-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152742267.